Điện Trường ELC xin chào quý khách hàng!
Hotline: 0974655795 Email: dientruongelc@gmailcom
Trang chủ / tủ bảng điện / Tủ ATS
Tình Trạng: Còn hàng
Giá bán: Liên hệ
Đơn hàng tối thiểu: Liên hệ
Khả năng cung cấp: Liên hệ
Giao hàng: Toàn quốc
Thanh toán: Linh hoạt
Tóm tắt: Chúng tôi cung cấp và lắp đặt các sản phẩm tủ bảng điện chính hãng, bền bỉ, uy tín nhất
Liên hệ:0974655795-0973341588 - Ms Trang
CHI TIẾT SẢN PHẨM
1. Bộ chuyển nguồn tự động – ATS là gì ?Bộ chuyển nguồn tự động – ATS ( Automatic Transfer Switch ) là một thiết bị chuyển nguồn tự động đáng tin cậy được sử dụng ở lưới điện hạ thế. Nó có chức năng chuyển đổi giữa nguồn chính và nguồn thay thế như chuyển đổi giữa hai nguồn điện lưới, chuyển đổi giữa nguồn điện lưới với nguồn máy phát hay giữa hai nguồn máy phát với nhau tuỳ thuộc vào tính chất của tải. ATS có nhiệm vụ đảm bảo tính liên tục hoặc gần như liên tục cung cấp điện cho các phụ tải quan trọng như các nhà máy, bệnh viện, sân bay, trung tâm dữ liệu,… bằng cách sử dụng nguồn điện khẩn cấp (nguồn thay thế) như nguồn lưới dự phòng hay máy phát điện cấp cho phụ tải trong trường hợp nguồn điện chính xảy ra sự cố như mất pha, mất trung tính, thấp áp, quá áp,…
2. Ưu điểm khi dùng ATS để chuyển đổi nguồn so với dùng contactor và CB ghép đôi
Trong thực tế Contactor là một công tắc điều khiển điện được sử dụng để chuyển đổi, đóng cắt một mạch điện, vậy sự khác nhau giữa ATS và thiết bị đóng cắt Contactor cơ bản như sau:Khi sử dụng thiết bị Contactor thì bản thân nó phải được cung cấp một nguồn điện liên tục để điều khiển, nguồn điện này dung để nuôi cuộn hút Contactor (thường công suất nhỏ từ 5-10W) vì vậy nếu trong trường hợp cuộn hút bị hỏng thì Contactor cũng sẽ không hoạt động dẫn đến việc lúc này phụ tải sẽ không được kết nối với nguồn cấp. Thêm một nhược điểm nữa là cuộn dây contactor dễ cháy khi ngâm điện 24/24 hoặc trong trường hợp chuyển đổi tải công suất lớn.
CB là một thiết bị phổ biến trên thị trường chính vì thế khi cần đóng cắt chuyển đổi nguồn người ta dùng CB ghép đôi để làm thiết bị chuyển nguồn nhược điểm khi dùng CB ghép đôi làm ATS là tiếp điểm cơ khí không đáp ứng đủ nhanh phải tiến hành đóng cắt tuần tự mất nhiều thời gian hơn.
Còn với thiết bị ATS thì sau khi đã kết nối tải với nguồn cấp thì khi xảy ra sự cố mất điện ATS vẫn giữ nguyên vị trí trước đó. Một ưu điểm rất lớn của đóng cắt kiểu ATS là ta có thể đóng mở bằng tay ở chế độ Manual chứ không nhất thiết phải dùng dòng điện.Ưu điểm nổi bật của ATS:
3. Nguyên lí hoạt động của bộ chuyển nguồn tự động – ATS
Một bộ chuyển nguồn tự động – ATS hoàn chỉnh bao gồm một thiết bị cơ cấu chấp hành đi kèm với đó là một bộ điều khiển thông minh dựa vào tín hiệu được đưa về bộ điều khiển một cách liên tục với các thông số như điện áp, tần số của nguồn điện chính và nguồn điện thay thế cho phép cung cấp độ tin cậy cao phát hiện ra sự cố. Khi xảy ra sự cố với nguồn điện đang cung cấp ATS sẽ tự động chuyển mạch phụ tải sang nguồn khác (nếu khả dụng). Theo quy tắc chung hầu hết các thiết bị chuyển nguồn tự động ATS sẽ tìm kiếm và ưu tiên kết nối với nguồn điện chính theo mặc định và sẽ chỉ kết nối với nguồn điện thay thế khi nguồn chính gặp sự có hoăc được yêu cầu, đồng thời hai nguồn phải độc lập tức là chỉ một trong hai được chọn khi hoạt động. Quy trình chuyển nguồn cơ bản là khi nguồn điện chính gặp sự cố ATS sẽ chuyển sang nguồn điện khẩn cấp từ máy phát hoặc nguồn điện dự phòng với thông số ổn định. Khi sự cố ở nguồn điện chính đã được khắc phục và ổn định trở lại ATS sẽ chuyển trả tải lại từ nguồn khẩn cấp sang nguồn chính một cách tự động, bán tự động hoặc thủ công ở chế độ bằng tay.
4. Phân loại cách bố trí ATS đảm bảo cung cấp điện
Trong thực tế, ATS có nhiều kiểu bố trí trong hệ thống điện với 2 hoặc 3 nguồn cấp.Với hai nguồn cấp ta có các kiểu bố trí ATS cố định để đảm bảo cung cấp điện như sau:
Trường hợp này được sử dụng khi có sẵn hai nguồn lưới độc lập được cung cấp, điều này cho phép khôi phục cung cấp điện nhanh chóng hơn.
Trường hợp bố trí ATS tiêu chuẩn bao gồm một nguồn điện lưới chính và một máy phát điện cho trường hợp khẩn cấp cần thay thế.
Trường hợp này được sử dụng giữa hai máy phát điện được sử dụng làm nguồn chính, thường là ở các cơ sở lắp đặt từ xa. Trong trường hợp này máy phát điện được yêu cầu làm việc cấp điện liên tục 24/7.
Với các cơ sở quan trọng người ta thường bố trí 3 nguồn cấp để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện một cách liên tục đến mức tối đa, vì thế ATS có thể bố trí linh hoạt hơn như sau:
Các cơ sở quan trọng có hệ thống máy phát điện dự phòng khẩn cấp thường sẽ bao gồm các điều khoản cho kết nối máy phát điện thứ hai để phục vụ như một dự phòng khẩn cấp dự phòng có thể được sử dụng trong thời tiết khắc nghiệt hoặc khi bảo trì theo lịch trình đang được thực hiện trên máy phát điện thứ nhất.
Trường hợp bố trí này dựa trên hai nguồn lưới được cung cấp sẵn kèm theo một nguồn máy phát điện dự phòng để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cao nhất và linh hoạt trong bảo trì sửa chữa.
5. Phân loại ATS
Bộ chuyển nguồn tự động – ATS được phân loại theo những cách sau:
Phân loại theo cấu tạo: 3 cực hay 4 cực
Phân loại theo trạng thái: loại I-II hay I-O-II
Phân loại theo số pha: 2 pha, 3 pha…
6. Lựa chọn ATS nào là uy tín và chất lượng trên thị trường hiện nay
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
SẢN PHẨM CÙNG LOẠI
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công Ty TNHH Thiết Bị Và Giải Pháp Công Nghệ Điện Trường ELC
Địa chỉ: Thôn Đình Dù, Xã Đình Dù, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 0974 655 795
Hotline: 0974 655 795-0973 341 588
Email: dientruongelc@gmailcom
@ Bản quyền thuộc về Công Ty TNHH Thiết Bị Và Giải Pháp Công Nghệ Điện Trường ELC. MST : 0900988424 đăng ký ngày 22/3/2016 Tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên | Designed by Trang vàng Việt Nam.